Sức khoẻ luôn là vốn quý của con người vì thế việc bổ sung rau củ quả giàu chất xơ , vitamin là điều rất quan trọng đối với chúng ta . Nhưng nếu chúng ta ăn phải những rau quả bị nhiễm hóa chất thì cơ thể chúng ta không khoẻ thậm chí còn sinh bệnh tật . Chính vì thế làm cách nào để chọn được rau quả sạch không nhiễm hoá chất?... Đó là vấn đề băn khoăn, trăn trở của rất nhiều các bà nội trợ trong gia đinh chúng ta. Do nhu cầu ăn uống tăng cao mà một số người nông dân vì lợi nhuận trước mắt đã phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất... để bán ra thị trường. Nếu chúng ta ăn phải nhẹ có thể bị ngộ độc , nặng hơn có thể gây tử vong. Nguy hiểm như vậy nhưng nếu nhìn bề ngoài ; không quan sát kĩ chúng ta không thể biết đâu là rau quả sạch , đâu là nhiễm hoá chất . Bài viết này mình sẽ cung cấp cho các bạn một số mẹo nhận biết rau qua bị nhiễm hoá chất để các bạn từ đó có thể chọn lựa được những loại rau quả tươi, sạch . Các bạn hãy đọc bài viết này và chia sẻ để mọi người cùng biết mà trờ thành những người nội trợ thông thái nhé .
1
Sầu riêng
Bạn không mua những quả sầu riêng có cuống quả héo, gai bầm dập, màu sạm cũ. Những quả sầu riêng này có thể đã bị cắt cây khi còn non và ngâm hoặc tiêm thuốc kích thích quả chín. Nên chọn những quả sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, xách lên thấy còn nặng và ngửi có hương thơm lừng tự nhiên.
2
Cà chua
Khi chọn cà chua bạn nên chú ý, những quả cà chua sạch thường có màu không đồng đều, chỗ vàng, chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, chín chậm. Bạn để ý trong đống cà chua có những quả xanh hơn những quả khác, cuống cà chua sạch thường cứng hơn do không qua quá trình dấm. Cà chua sạch có màu không đồng đều. Nguyên nhân là do cùng một quả cà chua nhưng có chỗ hấp thụ ánh nắng nhiều, chỗ ở trong bóng râm nên chính không đều.
4
Giá đỗ
Đầu tiên, bạn cần quan sát kỹ càng hình dáng của giá. Thông thường, các loại giá đỗ được tẩm hóa chất thường sẽ có hình dạng mập mạp hơn nhưng giòn và dễ bị đứt đoạn. Trong khi đó, giá đỗ sạch thường gầy hơn, thân giá khó gãy hơn, nhiều rễ và nhìn thường không bắt mắt.
Loại giá đỗ sạch sử dụng nguyên liệu trong nước và không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất nhập từ Trung Quốc.
5
Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô)
Loại rau thừa đạm, phun nhiều phân bó và chưa đủ thời gian cách ly bạn có thể nhận biết dễ dàng là: Ngọn dài và non, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, lá màu xanh đen, ngọn bí màu xanh nhạt. Với loại rau này, các đốt rau rất dài, phần cuống lá cũng rất dài, mềm và dễ bị dập nát, phần tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen hoặc xanh nhạt không tự nhiên.
7
Rau muống
Rau muống bị nhiễm chì rau thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Lá của loại rau muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường. Cọng rau muống thông thường chỉ to bằng đầu đũa. Nếu cọng rau muống to, mập hơn mức bình thường chắc chắn có chứa hóa chất mà điển hình là chì. Phun thuốc kích thích, thuốc trừ các bệnh thường gặp ở rau muống thì những cây rau thường xanh mướt.
8
Các loại quả đậu
Nếu là đậu sạch và không bị bón quá nhiều đạm thì sẽ có cuống màu xanh tươi, thân mềm, quả vừa phải, không quá dài, không quá lớn hay quá nhỏ. Qủa không có nhiều lông tơ và không bóng láng, đặc biệt nhiều quả còn có vết sâu. Đậu co ve rất dễ bị sâu đục thân, hại quả thế nên người trồng đậu thường phun thuốc trừ sâu nhiều lần trong một mùa. Bên cạnh đó, người trồng còn phun nhiều loại chất kích thích để cây sai quả, quả to, bóng đẹp.